Trần Thạch Cao Chìm

Trần thạch cao chìm là gì và một số kỹ thuật thi công trần thạch cao chìm đúng kỹ thuật mà quý khách cần tham khảo trước khi trực tiếp làm cho chính công trình xây dựng của mình.

Trong bài viết hôm nay Thạch Cao Đà Nẵng DNG xin chia sẻ một cách chi tiết về loại trần thạch cao này.

Trần Thạch Cao Chìm Là Gì

Trần thạch cao chìm là một dạng thiết kế trần thạch cao mà khi hoàn thiện sẽ không nhìn thấy xương trần, phần tấm phía dưới sẽ che đi toàn bộ phần khung xương. Tên gọi này là được dùng để phân biệt dễ dàng với kiểu trần nổi ( trần thả).

Trần thạch cao chìm là gì
Trần thạch cao chìm là gì

Trong kiểu trần thạch cao chìm được chia thành 2 loại cơ bản là:

+ Trần thạch cao phẳng: Là mẫu trần thạch cao có toàn bộ tấm trần nằm trên cùng một mặt phẳng. Loại trần này thường không có khe hắt sáng và thường được thiết kế, thi công trên các công trình hiện đại, nội thất với các mảng miếng, tối giản nhất.

+ Trần thạch cao giật cấp: Là dạng trần thạch cao có các tấm trần nằm trên nhiều mặt phảng khác nhau, thường có khe hắt sáng trang trí cho trần theo ý đồ thiết kế cũng như mục đích sử dụng của công trình.

Ưu Nhược Điểm Của Trần Thạch Cao Chìm

Ưu điểm của trần thạch cao chìm

+ Mẫu mã đa dạng, tùy biến linh hoạt, có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của kiến trúc sư thiết kế.

+ Trọng lượng nhẹ, an toàn cho người sử dụng

+ Đa dạng về chủng loại khung xương, tấm dễ thích nghi với mọi đối tượng khách hàng.

Nhược điểm của trần thạch cao chìm

+ Khó thay thế khi hỏng hóc, thường phải tháo (phá) và làm lại

+ Rất kỵ nước và ẩm, vì vậy khi tư vấn và thi công, người chịu trách nhiệm phải rất lưu tâm đến các yếu tố ảnh hưởng.

+ Dễ cong vênh nếu chênh lệch về nhiệt độ hay độ ẩm cục bộ.

Cách Thi Công Trần Thạch Cao Chìm

Bước 1: Xác định cao độ trần

Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivo hoặc bằng máy laser. Đánh dấu vị trí và búng mực trên vách hay cột để xác định vị trí thanh viền tường. Thông thường, ta nên vạch số cao độ trần ở mặt dưới tấm trần

Bước 2: Cố định thanh viền tường  theo độ cao đã xác định

Bắt vít hoặc đóng đinh với khoảng cách không quá 3mm

Bước 3: Xác định điểm treo ty

+ Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1000 mm.

+ Khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 400mm

+ Với dàn bê tông, sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào sàn.

+ Liên kết bằng tacke đạn phi 8mm hoặc 10mm

+ Tiren phi 8mm hoặc phi 10mm. Cắt tiren theo chiều dài phù hợp với cao độ trần. Lắp tiren vài tacke đạn rồi dùng búa đóng cột phụ kiện này vào lỗ đã khoan sẵn trên sàn bê tông.

Bước 4: Bố trí khung trần

+ Bố trí khung trần của thanh chính phù hợp với hướng bố trí của các điểm treo, khoảng cách của các thanh chính phải theo đúng quy cách trong bản vẽ cấu tạo hệ trần chìm.

+ Tùy thuộc vào bề mặt của trần và dòng khung sử dụng mà khẩu độ xương chính được lắp đặt khác nhau với khoảng cách từ 800-1200mm cho phù hợp. Xương chính được liên kết với ty của điểm treo tạo ra khung dọc Khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1000mm.

+ Kiểm tra xem các thanh xương chính có vướng mắc, hay gây ảnh hưởng đến bộ phận khác hay không để còn có biện pháp xử lý.

Bước 5: Lắp đặt thanh chính

+ Canh khoảng cách tối đa giữa các thanh chính sao cho phù hợp tùy theo từng loại thanh. Thanh chính được treo vào các ty treo đã được cố định theo đúng khoảng cách quy định.

+ Liên kết thanh phụ vào các thanh chính bằng ngàm có sẵn trên thanh chính.

+ Thanh chính và thanh phụ cần phải đóng cố định vào vách.

Bước 6: Cân chỉnh khung trần

  • Cần phải cân chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung thật phẳng.
  • Kiểm tra lại cao độ trần bằng ống Nivo hoặc máy laser chính xác theo đúng cao độ trần trong thiết kế đã được duyệt

Bước 7: Lắp đặt tấm lên khung

+ Đặt tấm, chiều dài tấm theo chiều vuông góc với thanh phụ. Liên kết tấm vào khung bằng vít và xiết cho đầu vít chìm vào mặt trong bề mặt tấm.

Khoảng cách giữa các tấm không quá 200 mm đối với cạnh tấm và không quá 300 mm đối với bên trong tấm. Đánh dấu mực trên tấm để khi gắn vít được thẳng hàng.

+ Sau khi hoàn thành việc lắp tấm chúng ta tiến hành vệ sinh sạch sẽ khu vực thi công, chuẩn bị nghiệm thu và bàn giao.

Báo Giá Thi Công Trần Thạch Cao Chìm

Giá thi công trần thạch cao chìm phụ thuộc vào số lượng, chủng loại vật tư được sử dụng cho công trình, quy trình cũng như hiện trường thi công như thế nào….vv.

Quý khách hàng có thể xem bảng giá chi tiết tại đây: Thi Công Trần Thạch Cao Đà Nẵng.

Để tham khảo những mẫu trần thạch cao đẹp nhất để lựa chọn cho công trình mình, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi thông qua thông tin liên hệ dưới đây.

Tên đơn vịThạch Cao DNG

Website: https://ift.tt/2QTmwvC

Hotline: 090.543.9895

Địa chỉ: 774 Trần Cao Vân, Thanh Khê, Đà Nẵng

The post Trần Thạch Cao Chìm appeared first on Thạch Cao DNG.

Nhận xét